Cây tơm trơng được xác định là thành phần chính trong thang bổ thận cường dương Amakong có nguồn gốc từ vua Săn voi tây nguyên. Có tên khoa học la Atao nenso, thuộc họ Trúc đào, thường được người dân tộc M’nông gọi là cây Tơm Trơng Nenso.
Tơm trơng (Ama Kông) chủ yếu mọc ở vùng núi cao Tây Nguyên, là một trong vi chủ dược của bài thuốc Amakong – giúp bồi bổ chức năng thận, cường dương, giảm mệt mỏi, đau nhức từ già làng Amakong, người được mệnh danh là Vua voi.
Ở Việt Nam, loài cây này phân bố chủ yếu ở vùng EaSup, Vườn Quốc gia Yok Đôn tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra, Tơm trơng có phân bố ở Lâm Đồng (Đức Trọng), Đắk Lắk (Ea H’leo) và Gia Lai (Krông Pa). Cây mọc ở độ cao từ 200 - 900 m, tập trung từ 300 - 500 m, trên đất sa thạch hoặc đất sét pha cát.
Khi chiết xuất rễ, thân của cây tơm trơng (Ama Kông) được các thành phần hóa học như: tinh dầu, alkaloid, phytosterol
Cây tơm trơng (Ama Kông) có vị đắng, chát, tính bình, được sử dụng trong bài thuốc Amakong nổi tiếng, có tác dụng bồi bổ, bổ thận tráng dương.
Thành phần hóa họcTheo Nguyễn Mộng Quỳnh (2012) các hoạt chất trong cây Tơm trơng gồmcó triterpenoid, alcaloid, Flavonoid, polyphenol, tanin, Saponin, sterols gồm β-sitosterol và β-sitosterol-3-O-β-D-gluco-pyranosid (daucosterin), đường khử và các acid hữu cơ
Nghiên cứu tác dụng theo y học cổ truyềnỞ Ấn Độ, trong các bài thuốc truyền thống cây tơm trong thường được dùng để chữa bệnh đau bao tử, sốt rét, các bệnh lây lan qua đường tình dục, bệnh thấp khớp, ra mồ hôi trộm, lợi tiểu.
Ngoài ra, còn có tác dụng làm giảm acid uric và cholesterol máu, chống oxy hóa, chống loét, chống nấm, chống xơ vữa động mạch, làm bất hoạt những chất độc tế bào, điều hòa miễn dịch, kháng ung thư, cải thiện lưu thông tuần hoàn và mạch vành tim, gan,...
Đặc biệt, lá có tác dụng làm giảm lượng acid uric và kích dục.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TƠM TRƠNG (Ama Kông) Tơm trơng mặc dù đem lại nhiều tác dụng, trong đó có hỗ trợ điều trị bệnh gout nhưng trong quá trình sử dụng nên lưu ý một số điểm sau, tránh việc sử dụng sai mục đích dẫn tới những tương tác với dược liệu:
Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ
Không nên lạm dụng tác dụng của tơm trơng mà sử dụng quá liều, có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn
Người dị ứng với các thành phần của tơm trơng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
Nên sử dụng đúng đối tượng, đúng phương pháp, dùng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Tài liệu tham khảoTác giả: Nguyễn Thanh Nguyên và cộng sự (Ngày đăng: ngày 26 tháng 08 năm 2015). Nghiên cứu nhân giống cây tơm trơng bằng hom, Tạp chí dược liệu, tập 20, số 6/2015 (trang 388-394). Truy cập ngày 10 tháng 07 năm 2023.
Tác giả: Nguyễn Thanh Nguyên và cộng sự (Ngày đăng: năm 2019). KHU VỰC PHÂN BỐ VÀ KIỂU THẢM THỰC VẬT CỦA TƠM TRƠNG (Urceola minutiflora (Pierre) D.J.Middleton) Ở TÂY NGUYÊN, Tạp chí KHLN số 1/2019 (19 - 26). Truy cập ngày 10 tháng 07 năm 2023.
Tác giả: Nguyễn Mộng Quỳnh (Ngày đăng: năm 2012). Nghiên cứu về thành phần hóa học dược Tơm trơng Nensơ trong bài thuốc Amakong. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ khóa 2007 - 2012, MPL: QV 766 NGU 2012 2 - 001888. Truy cập ngày 10 tháng 07 năm 2023.