Kê Huyết Đằng hay còn gọi là thuyết đằng, hồng đằng, đại hoạt đằng, hoạt huyết đằng, đại huyết đằng và dân gian gọi là dây máu chó, dây máu gà. Tên khoa học là Sargentodoxa cuneata (Oliv)
Thuộc họ Huyết Đằng
Bộ phận dùng là thân phơi hay sấy khô của cây huyết đằng. Có tên là Huyết Đằng vì thân cây cắt ra có chất nhựa màu đỏ như máu (huyết là màu, đằng là dây).
Đây là một loại dây leo, thân dài có thể vươn tới 10 mét vỏ ngoài hơi nâu. Trong sách “Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi dân dan phơi khô bỏ lá và cành, thái từng miếng mỏng để dùng. Trong Kê Huyết Đằng theo GS Đỗ Tất Lợi nghiên cứu thấy rất nhiều tanin. Đây là một vị dược liệu dùng đã có từ rất lâu trong Tống Đồ Kinh Bản Thảo, vị này được ghi là huyết đằng. Trong Bảo thảo cương mục của Lý Thời Trân được ghi là Hồng Đằng. Trong Danh Thực Đồ Khảo lại được ghi là Đại Huyết Đằng.
Huyết Đằng có vị đắng, tính bình có khả năng khử phong, thông kinh lạc.
Kê Huyết Đằng có vị đắng tính ôn, có tác dụng bổ huyết, hành huyết, thông kinh lạc, khoẻ gân cốt, dùng chữa đau lưng đau mình, kinh nguyệt không đều. Ngày dùng 6-12g dưới hình thuốc sắc hay ngâm rượu
Ngoài ra chia sẻ Lương y Thảo Nguyên trên Sức Khoẻ Đời Sống10 bài thuốc dân gian hỗ trợ trị bệnh Gút
- Kê huyết đằng 10-15g. Sắc nước uống, mỗi ngày 2 - 3 lần
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh
Mr Trường – Y sĩ Y Học Cổ Truyền