Nhật Trường Kon Tum cung cấp rễ cây Địa Hoàng sấy khô được gọi là Sinh Địa Hoàng. Sau đó tùy mục đích khác nhau mà có thể bào chế khác nhau để ra Sinh Địa hoặc Thục Địa. Củ Sinh Địa Hoàng này được trồng tại Tây Nguyên Việt Nam, hàng chất lượng, nguyên chất không chất bảo quản.
Địa hoàng là cây sinh địa hoàng, thường gọi tắt là cây sinh địa (Rhemannia glutinosa Gaertn ), họ hoa mõm sói (Scrophulariacea). Bộ phận dùng làm thuốc là rễ (Radix Rhemanniae).
Địa hoàng là cây sinh địa hoàng, thường gọi tắt là cây sinh địa (Rhemannia glutinosa Gaertn ), họ hoa mõm sói (Scrophulariacea). Bộ phận dùng làm thuốc là rễ (Radix Rhemanniae). Sau khi thu hoạch, tùy theo cách chế biến, rễ sinh địa hoàng sẽ cho các sản phẩm khác nhau với những tác dụng cũng khác nhau như: tiên địa hoàng, can địa hoàng, sinh địa, thục địa.
Sinh địa: tiên địa hoàng được chế biến thông qua nhiều công đoạn sấy ở nhiệt độ thấp (450C), ủ nhiều giờ (khoảng 3 ngày) cho lên mốc trắng rồi lại sấy tiếp, cuối cùng sấy ở 600C cho khô. Sinh địa là những rễ có kích thước 15 - 20cm, đường kính 10 - 15cm, vỏ nhăn nheo, màu đen, vị ngọt, đắng.
Thục địa: đem sinh địa nấu, hoặc chưng với hỗn hợp gồm sinh khương (gừng tươi), sa nhân, rượu trắng (35-40 độ) nhiều giờ, sau đó đem phơi hoặc sấy ở nhiệt độ thấp (60-700C) rồi lại nấu tiếp và phơi như trên, làm nhiều lần. Trong quá trình phơi, thường xuyên lấy dịch nấu ban đầu còn lại, tẩm vào vị thuốc, làm nhiều lần cho đến khi sản phẩm chế có thể chất mềm, dẻo, màu đen, sờ không dính tay. T
Từ sinh địa hoàng tức củ địa hoàng khô Nhật Trường Kon Tum cung cấp đã cung cấp tới 4 vị thuốc nói trên. Tuy nhiên, việc bảo quản 2 vị thuốc tiên địa hoàng và can địa hoàng rất khó và hoạt chất của chúng cũng không ổn định. Vì vậy sinh địa và thục địa là 2 vị thuốc chính thức được dùng trong y học cổ truyền.
Sinh địa:có vị ngọt, đắng, tính hàn, vào kinh tâm, can, thận; có công năng thanh nhiệt lương huyết, dưỡng âm, sinh tân dịch, chỉ khát.
Lưu ý: Những người tỳ hư, dương hư, đầy trướng bụng, phân nát, lỏng không nên dùng sinh địa.
Thục địa:có vị ngọt, tính ấm, vào 3 kinh tâm, can, thận. Có công năng tư âm, dưỡng huyết, sinh tân chỉ khát, bổ thận âm. Được dùng chủ yếu để bổ huyết
Lưu ý: Tránh nhầm lẫn cây sinh địa hoàng với cây dương địa hoàng tía (Digitalis purpurea L.) và cây dương địa hoàng lông (Digitalis lanata Ehrh.), đều thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaceae). Cả hai cây đều mọc hoang và được trồng ở châu Âu và Bắc Mỹ để lấy nguyên liệu chiết xuất glycosid tim, được di thực vào nước ta.