Chúng tôi cung cấp giá sỉ và lẻ số lượng lớn sáp ong cho cơ sở sản xuất nến, làm sáp, trong công nghệ làm đẹp
Sáp ong nguyên chất là một sản vật quý của núi rừng, không phải lúc nào cũng có hàng, ngày nay xã hội phát triển, kéo theo nhiều nhu cầu sử dụng những sản phẩm từ thiên nhiên, sáp ong vì thế được chú ý tới bởi rất nhiều công dụng tuyệt vời của nó. Ngày nay trong công nghệ làm đẹp, sáp ong được dùng để làm đẹp và tăng cường sức khoẻ.
Trong Thần Nông Bản Thảo Kinh có từ hơn ngàn năm trước đã có mô tả về sáp ong, “Sáp ong có vị ngọt, tính hơi ôn, bổ trung ích khí, tăng cường chức năng của tỳ vị, trị những tổn thương do kim loại gây nên. Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường chức năng của ngũ tạng, nâng cao thể lực, làm chậm quá trình lão hoá”
Theo các nghiên cứu khoa học, ở điều kiện bình thường, sản xuất sáp ong ong mật phải tiêu tốn tới 2-3kg mật và phấn hoa.
Trong thành phần hoá học của Sáp ong, ngày nay được các nhà khoa học ghi nhận chứa nhiều axit béo và este. Ngoài ra chứa thêm chất caffein acid phenethyl ester (CAPE) và bioflavonoids. Flavonoids có đến 20 -30 loại khác nhau, trong đó quan trọng nhất là chrysin, pinocembrin và galangin. Sáp ong còn chứa các chất monosaccharide, cellulose, các axit amin, các nhóm vitamin B1, B2, pro-vitamin A, E và D, nicotinic acid, folic acid, các chất khoáng như canxi, magnesium, sắt, đồng, kẽm. Các chất đã được xác định trong sáp ong hoàn toàn giống với các thành phần có trong thực phẩm, các chất phụ gia thực phẩm và được công nhận là những chất dinh dưỡng an toàn. Bởi vậy từ xa xưa sáp ong được xem là một dược liệu, đồng thời là chất dinh dưỡng được chiết xuất từ tổ ong.
Trong Dược Tính Luận có ghi chép như thế này: Cách trị tóc bạc của sáp ong như sau, đầu tiên dùng nhíp nhổ những sợi tóc bạc, dùng sáp ong sau khi làm tan chảy chấm vào lỗ chân tóc, không lâu sau thấy tóc đen mọc trở lại.
Trong Bản Kinh thì viết: Sáp ong giúp người không có cảm giác đói, Đào Hoẵng Cảnh là người chỉnh lý “Thần Nông Bản Thảo Kinh” hoàn chỉnh đã cho rằng, Sáp ong là dược phẩm quan trọng để tịnh cốc trong giới tiên, người bình thường chỉ cần nhai một miếng có thể cả ngày không thấy đói. Tịnh cốc hay tỵ cốc là phương pháp mà các đạo sĩ dùng để tu thân dưỡng sinh. Trong thời gian tịnh cốc họ không ăn những đồ đã qua chế biến mà chỉ uống nước và ăn những thực vật từ thiên nhiên. Tuy nhiên trên thực tế nguyên nhấn khiến sáp ong khiến con người không cảm giác thấy đói là do nó rất khó tiêu hoá, hơn nữa phương pháp này chỉ làm cho con người cảm giác không thấy đói chứ không giải quyết vấn đề dinh dưỡng.
Ngoài ra trong sách Thần Nông Bản Thảo Kinh còn cho biết sáp ong có tác dụng làm đẹp rất tốt và ngày nay không còn lạ gì trong các ngành công nghệ làm đẹp và làm xà phòng. Cách dùng thì bôi một lớp sáp ong lên da lúc còn nóng, nhiệt độ trên da cũng được tăng lên. Lúc này các mạch máu và tuần hoàn tuyến hạch sẽ lưu động nhanh hơn, có công dụng giải độc, thường xuyên dùng sáp ong sẽ giúp giảm sưng táy, tiêu trừ nếp nhăn giúp da dẻ mịn màng hơn.
Ngoài ra trong dân gian thì sáp ong dùng ngâm rượu rất tốt, được xem giúp bổ gân cốt.
Các bạn có biết rằng ngoài mật ong bổ dưỡng thì những phần khác do ong thợ làm ra như phấn hoa ong, sáp ong cũng rất tốt và được nhiều người săn đón. Phấn hoa lợi cho tiêu hoá, tốt cho người muồn tăng cân và bổi bồ sức khoẻ, còn sáp ong được các bậc mày râu ngâm rượu giúp bổ gân cốt.
Hiện nay có nhiều cách hướng dẫn ngâm sáp ong, nhưng cho rằng không nên ngâm sáp có chứa mật là hoàn toàn sai lầm. Hiện nay do nhu cầu mật ong và nhu cầu sáp cao, mật thường được vắt hết nên sáp không còn mật. Chứ nếu sáp mà còn mật mà cho vào ngâm rượu thì hoàn toàn tuyệt vời.
Mật ong giúp hỗ trợ tiêu hoá phần sáp đã khó tiêu và nhiều công dụng khác tuyệt vời. Ly rượu ngon ngọt dễ uống hơn. Vì lẽ đó mà rượu Sâm Mật Ong luôn là lựa chọn của nhiều người, vì mật ong giúp rượu đỡ đắng hơn và dễ uống hơn.
Bạn ngâm rượu theo tỷ lệ từ 1-> 1,5 kg tổ ong với 5 lít rượu trắng ngon khoảng 2 tháng là có thể dùng được.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh
Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền