Quan niệm về Khí trong Đông Y, Cổ nhân nói nhờ Thận thì mới hô hấp được, Khoa học chứng minh điều đó hoàn toàn đúng

Thứ sáu - 03/11/2017 15:59
Khi ta luyện khí công ta hấp thu khí từ ngoài môi trường vào cơ thể. Đông Y gọi đó là Hậu Thiên Khí, trong Hậu Thiên Khí bao gồm Thiên Khí, Địa Khí. Thiên Khí mang nhiều ion (-) là từ khí trời qua bốn cửa ngõ tự nhiên là mũi, hậu môn và hai bàn tay với huyệt Lao Cung. Địa khí mang nhiều ion (+) khi ta ngồi bán già (đơn bàn) hay kiết già (song bàn) chạm với đất tương đối rộng. Vậy khí vào rồi thì cơ thể người nó đi đâu? Chúng ta học sinh học thì ta hít không khí vào rồi phổi nhận O2 và thải ra Co2. Nhưng chỉ cái đó thôi là cả một quá trình lằng nhằng để cơ thể nạp khí, trong tôi đã có rất nhiều câu hỏi.
Trong Đông Y có một câu từ xa xưa “Phế Chủ Hô Thận Chủ Hấp” “Phế Chủ Khí Thận Chứa Khí”
Trong Đông Y có một câu từ xa xưa “Phế Chủ Hô Thận Chủ Hấp” “Phế Chủ Khí Thận Chứa Khí”

Quan niệm về Khí trong Đông Y và Khí Công
Khí là cơ sở trong học thuyết lý luận Đông Y từ mấy ngàn năm trước, khí được xem là năng lượng giúp tuần hoàn huyết và tân dịch trong cơ thể người. Nhiều người cho rằng khí là khí trời là Oxy giúp con người hít thở, đó chỉ là một sự phản ánh của khí. Khí trong Đông Y  được xem là một chất vô hình, một dòng năng lượng mà khoa học chưa xác định bản chất và chỉ phát hiện được những hiện tượng của nó. Khí tồn tại ở trời trong lòng đất và bên trong con người, các học giả Tây Âu gọi là năng lượng sinh tồn. Khí trong Đông Y là một khái niệm rất rộng và đây là nền tảng lý luận chính để luận bệnh và dưỡng sinh phòng bệnh. Câu “Thông Bất Thống, Thống Bất Thông” để chỉ khi khí huyết lưu thông thì con người mới khỏe, không bệnh tật. Đã nêu rất rõ sự tồn tại của khí và khí đóng vai trò quan trọng lưu thông khí huyết trong cơ thể người. Cụ thể luyện khí công tức là luyện khí theo Hệ Thống Kinh Lạc. Tây Y thì không cho có sự tồn tại của khí, phải thấy tận mắt nghe tận tai thì mới tin là nó có thật, vì vậy nhiều người mới nói Đông Tây Y không thể kết hợp được. Đông là Đông và Tây là Tây. Cuộc sống này thiếu gì thứ hai mắt thường không thấy được, ví dụ sóng điện thoại, radio, oxy, co2,…mà chúng vẫn hiện diện quanh ta đó thôi.

 

năng lượng của khí


Khí được xem là năng lượng của rất nhiều học giả Đông và Tây

Khi ta luyện khí công ta hấp thu khí từ ngoài môi trường vào cơ thể. Đông Y gọi đó là Hậu Thiên Khí, trong Hậu Thiên Khí bao gồm Thiên Khí, Địa Khí. Thiên Khí mang nhiều ion (-) là từ khí trời qua bốn cửa ngõ tự nhiên là mũi, hậu môn và hai bàn tay với huyệt Lao Cung. Địa khí mang nhiều ion (+) khi ta ngồi bán già (đơn bàn) hay kiết già (song bàn) chạm với đất tương đối rộng. Vậy khí vào rồi thì cơ thể người nó đi đâu? Chúng ta học sinh học thì ta hít không khí vào rồi phổi nhận O2 và thải ra Co2. Nhưng chỉ cái đó thôi là cả một quá trình lằng nhằng để cơ thể nạp khí, trong tôi đã có rất nhiều câu hỏi.

Vì sao con người lại cần thở?

Oxy vào cơ thể người thì cần gì để tới được tế bào?

Oxy vào máu như thế nào?

Tế bào Hồng Cầu đóng vai trò gì trong hô hấp?

Quá trình Oxy + Hemoglobin như thế nào?

Mối quan hệ giữa Thận và Phổi?

Tại sao cổ nhân nói phải có Thận thì mới hô hấp được, có quá vô lý không?
Trong Đông Y có một câu từ xa xưa “Phế Chủ Hô, Thận Chủ Hấp” “Phế Chủ Khí Thận Chứa Khí” vậy phải nhờ Thận thì mới Hô Hấp được. Câu nói này nghe có vẻ rất vô lý vì khoa học chỉ biết Thận là Thận, Phổi là Phổi về cơ bản hai bộ phận này không liên quan nhau.

Như ta biết và học trước giờ về Hệ Tuần Hoàn:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ từ tâm thất phải theo động mạch phổi lên nhận Oxy ở phổi trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái.  

+ Vòng tuần hoàn lớn : máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến trao đổi khí ở các cơ quan trở thành máu đỏ thẳm, theo tĩnh mạch chủ về tâm thất phải

vòng tuần hoàn cơ thể người

Vậy nó đâu liên quan gì với Thận, vậy mà người xưa nói Thận Chủ Hấp, không thận không hô hấp được. Đã một thời gian dài quan niệm này được cho là sai. Nhưng đến giờ khoa học đã giải đáp được mối quan hệ giữa Thận Và Phổi. Nói thẳng ra không có Thận không Hô Hấp được. Vậy câu nói từ xa xưa của cổ nhân đã đúng.

thận khỏe giúp con người khỏe mạnh, thận yếu khiến con người sinh tật bệnh

Như ta biết con người luôn phải hô hấp. Phổi có nhiệm vụ đem ôxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi. Tuy nhiên quá trình để Oxy vào máu cần phải có một loại enzyme đặc biệt, enzyme đó sản xuất phần lớn ở Thận. Nghiên cứu chỉ ra 90% lượng enzyme này trong cơ thể được sản xuất ở thận và vẫn chưa biết chính xác phần nào của thận đã sản xuất ra enzyme này.

Enzyme đó có tên Erythropoietin. Enzyme này có nhiệm vụ giữ cho cơ thể sinh ra lượng hồng cầu thích hợp khi lượng oxy bị biến động, đảm bảo cung cấp oxy cân bằng cho cơ thể. Khi càng lên cao không khí càng loãng, sự thiếu oxy ở vùng cao khiến enzyme này kích hoạt tủy xương sinh ra thêm lượng hồng cầu. Đó là lý do người ở vùng núi hồng cầu họ cao, da dẻ hồng hào. Sự sản xuất hồng cầu cũng được đẩy mạnh trong một số bệnh. Nhất là các bệnh của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp làm giảm chức năng bơm máu đến các mô, hoặc giảm khả năng hấp thu ôxy tại phổi.

Nhờ có Thận mà enzyme sản xuất ra Hồng Cầu (Tế bào máu đỏ) chức năng chính là hô hấp. Hồng cầu đã chứa Hemoglobin, từ đó mới giúp đưa Oxy tới các mô trong cơ thể. Bên trong Hồng Cầu giữa Hemoglobin viết tắt là Hb đã xảy ra hàng loạt phản ứng, gọi là quá trình "Oxy hóa sinh học" và nhờ một loạt enzyme để kết hợp với O2. Từ đó mới có thể mang Oxy mang tới các mô để giúp cân bằng lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Nói như Đông Y. Nhờ Thận mà cơ thể mới có thể cân bằng Âm Dương.
 

cơ chế enzyme Erythropoietin


ErythropoietinCơ chế Enzyme

Sống thuận theo tự nhiên để có cuộc sống khỏe mạnh an vui
Vậy quan niệm về Thận Chứa Khí trong Đông Y là hoàn toàn đúng và những động tác trong Khí Công có một chương là Tập Thở Thận. Vậy nên Dưỡng Thận là điều hoàn toàn cần thiết. Ngày nay khi nhịp sống hiện đại, stress triền miên, áp lực công việc của cuộc sống hiện đại, thức đêm trái với nhịp sinh học, luật tự nhiên khiến tuyến thượng thận làm việc quá mức. Dẫn đến nhiều người còn trẻ mà đã suy thận mà ngày xưa chỉ xuất hiện ở người cao tuổi người ta gọi là Bệnh Già, vì thận đã khí cùng lực kiệt.  Trích một phần trong sách Khí Công của Giáo Sư Ngô Gia Hy. “Tuyến thượng thận bài tiết cả kích tố nam androsteron lẫn kích tố nữ estrogen. Do đó người nam, bướu tuyến thượng thận phát triển từ các tế bào bài tiết estrogen quá độ, sẽ sinh ra lưỡng phái giả nam, nên người nam có vú lớn, tinh hoàn và dương vật nhỏ lại và bị bất lực”

tập khí công để trường thọ


Luyện tập khí công để phòng và trị bệnh giảm chi phí khám chữa bệnh

Nên tiết chế ăn uống và ngồi thiền, tập khí công, đạo dưỡng sinh. Tập thể dục khác tập khí công vì mỗi thứ tác động khác nhau. Khí công là những bài tập giúp thông thương kinh mạch dựa hệ kinh lạc của con người. Có thể dùng những dược liệu hỗ trợ cho tuyến thượng thận không làm việc quá mức như Đảng Sâm, ở Việt Nam mình thì vùng Ngọc Linh Kon Tum là cây Hồng Đẳng Sâm là cây Sâm Quý đã từng bị Trung Quốc thu mua đến cạn kiệt vào sách đỏ năm 1996. Giờ đây cây Sâm được tỉnh Kon Tum tạo điều kiện phát triển đã phát triển cung cấp ra thị trường.

Những kinh nghiệm quý báu phòng bệnh và trị bệnh của ông cha ta từ lâu đời chúng ta không nên xem nhẹ nó, khi văn hóa Tây Âu du nhập, chúng ta lãng quên và xem những người hành nghề Đông Y là mê tín và cổ hủ. Tôi đã và đang tìm hiểu những gì Đông Y ghi chép lại và Khoa học hiện đại để chúng ta có cách nhìn mới về phòng bệnh và trị bệnh đã có từ mấy ngàn năm trước.

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum:

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây