Thuốc nam hay Thuốc Bắc 

Thứ năm - 11/04/2024 10:45
Khách gọi điện tới đã chữa hết được bệnh hoặc bệnh tình thuyên giảm là niềm vui hạnh phúc khi cung cấp hằng ngày các loại thảo dược từ vùng núi Kon Tum. Có nhiều lần gửi thang thuốc đi không tính tiền vì nhiều lý do khác nhau, mang tới kết quả hiệu quả chữa bệnh. 
Thuốc nam hay Thuốc Bắc 
Thuốc nam hay Thuốc Bắc 
Khách gọi điện tới đã chữa hết được bệnh hoặc bệnh tình thuyên giảm là niềm vui hạnh phúc khi cung cấp hằng ngày các loại thảo dược từ vùng núi Kon Tum. Có nhiều lần gửi thang thuốc đi không tính tiền vì nhiều lý do khác nhau, mang tới kết quả hiệu quả chữa bệnh. 
Tuệ Tĩnh Thiền sư là một lương y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam.
Năm 55 tuổi với trí tuệ uyên bác trong ngành y thuật của mình, Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông vẫn làm thuốc, nổi tiếng, được vua Minh phong là Đại y Thiền sư. Ông qua đời tại Giang Nam, Trung Quốc. Trên bia mộ của ông vẫn còn dòng chữ "Ai về nước Nam cho tôi về với".
Câu nói của ông: "Nam dược trị Nam nhân" thể hiện quan điểm đầy biện chứng về mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống xung quanh. Quan điểm ấy dẫn dắt ông lên ngôi vị cao nhất của nền y học cổ truyền Việt Nam
Thuốc Nam là các loại thảo mộc của nước Việt Nam, mang tới trị nhiều bệnh cụ thể khác nhau, sau này chúng ta di thực các loại thảo mộc khác về trồng tại Việt Nam, đó cũng là thuốc Nam. Thuốc Nam mang tới nhiều giá trị công dụng được lưu truyền qua các thế hệ khác nhau, mặc dù Đông Y chủ trị toàn thân, nhưng có rất nhiều loại thảo dược của Việt Nam trị cho nhiều chứng bệnh cụ thể khác nhau.
Sự kết hợp giữa chuối hột rừng và dứa rừng dứa gỗ mang đến công dụng trị sỏi thận hiệu quả cho rất nhiều người khác nhau, đó là giá trị của cây thuốc Nam mà trong các y văn từ xa xưa không có ghi chép lại, chỉ được truyền miệng trong dân gian. Và rất nhiều cách trị bệnh độc đáo từ các vùng miền khác nhau vẫn không được ghi chép lại. 
"Y học cổ truyền có thể đóng vai trò xúc tác và quan trọng để đạt được mục tiêu bao phủ sức khỏe toàn dân. Đưa y học cổ truyền trở thành xu hướng chăm sóc sức khỏe - một cách phù hợp, hiệu quả và trên hết là an toàn dựa trên các bằng chứng khoa học mới nhất - có thể giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận cho hàng triệu người trên thế giới", ông Tedros giám đốc WHO nhấn mạnh. 

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây