Thang Thập Nhị Dược Thảo có tên gọi Amorong bao gồm 18 vị thảo dược nguồn gốc từ vùng núi Kon Tum do Nhật Trường Kon Tum sản xuất. Khi tôi làm với những loại thảo mộc tại Kon Tum từ 2013 đến nay, tôi nắm rõ về tính chất các loại thảo dược bên trong, vô tình hữu duyên một số loại là thượng phẩm trong Đông Y từ hàng ngàn năm trước dùng theo Y văn cổ và không dùng cây thuốc lạ, chưa kiểm chứng. Từ đó tôi xây dựng theo nguyên tắc Quân Thần Tá Sứ từ các loại thảo dược theo bí quyết riêng của tôi, dẫn vào 12 đường Kinh Lạc, mỗi loại theo tỷ lệ đặc biệt khác nhau, nhiều quá sẽ bị tác dụng phụ mà ít quá thì không có công dụng.
Thang được xây dựng theo nguyên tắc Quân Thần Tá Sứ. Trong đó 'Quân' là vị thuốc quan trọng nhất khai thác tại huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum. Cái tên Amorong có ý nghĩa từ “Mơ Rông”.
Đưa trạng thái cân bằng âm dương từ đó cải thiện được nhiều chứng khác nhau, từ xương khớp tới bổ thận mang lại sức khỏe cho nam giới
Phù hợp các chứng yếu sinh lý, tăng cường sinh lực nam giới, suy giảm ham muốn, dương vật khó cương cứng hoặc cương cứng không theo ý muốn, xuất tinh sớm, thời gian cương cứng ngắn, tinh trùng yếu, các chứng mãn dục nam, thận hư yếu, bổ thận tráng dương…
Dành cải thiện sức khỏe cho người lao động nặng, công việc áp lực, stress, hụt hơi, mệt mỏi, đau lưng, xương khớp, người lao động cường độ cao thời gian dài
Cân bằng Âm Dượng, nâng cao chính khí, hồi phục sức khoẻ, cải thiện về chứng thiếu khí, suy nhược, tinh thần tỉnh táo làm việc
Thang Thập Nhị Dược Thảo – Amorong đã được tôi Sao vàng trước khi gửi quý khách, quý khách nhận chỉ cho vào ngâm từ 8 đến 10 lít rượu trên 40 độ. Rượu có thể dùng rượu gạo hoặc rượu nếp.
Rượu sau khi ngâm sau 3 tháng có thể sử dụng, tốt nhất là 6 tháng, đóng chặt bình ngâm, khi sử dụng xong đóng kín bình. Rượu đắng và nóng. Đặt tên phụ Amorong giúp quý khách dễ nhớ, ý nghĩa là chữ ghép Mơ Rông phần lớn loại thảo mộc từ vùng núi Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum
Đối với người nghiên cứu đông y hay sử dụng sản phẩm Đông Y đều quen chữ Bổ, Bổ có thể dễ hiểu là bồi bổ. Trong Y Học Cổ Truyền dùng để bổ cái hư và ích cái tổn, nâng cao chính khí của cơ thể suy nhược liên quan về mặt Âm Dương, Khí Huyết, Tân Dịch. Nên những loại như Sâm thường được gắn liền với tác dụng bổ. Phép Bổ dùng để cân bằng tình trạng của cơ thể, tùy vào chẩn bệnh khác nhau, chủ yếu người có người suy nhược, bệnh lý và sinh hoạt thiếu điều độ. Bù đắp lại những chất mà cơ thể đang thiếu để đưa về trạng thái cân bằng Âm Dương, từ đó giúp hồi phục sức khỏe, hết bệnh.
Trong Đông y, rượu là một vị thuốc: có vị cay nóng, hơi đắng, ngọt, tính ôn, đi vào 12 kinh lạc có tác dụng điều hòa khí huyết, thông kinh lạc, dẫn thuốc đi vào một số tạng phủ để chữa bệnh. Nếu so với nhiều thảo dược mang ý nghĩa “Sứ” dược thì rượu là một trong Sứ dược hiệu quả. Trong những sách cổ như Hoàng Đế Nội Kinh hay những thang thuốc Dưỡng Sinh thì rượu thuốc được đề cập khá nhiều và nhiều sách đã ghi khá chi tiết về cách chế rượu thuốc và uống rượu thuốc.
Rượu ngâm thảo dược trong Phương Tễ Học gọi là Tửu Tễ. Đây là một cách sáng tạo trong những phương pháp bào chế trong Đông Y, để dùng hỗ trợ bệnh với nhiều cách thức khác nhau.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng để nhậu. Người Âm Hư Hoả Vượng không dùng.
Mr Trường – Y sĩ Y Học Cổ Truyền