Theo Đông y, lan gấm có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu. Do đó, trong Đông y, lan gấm được dùng để chữa lao phổi, khô phổi, ho, khạc ra máu, thần kinh suy nhược.
Ở nước ta, cây lan gấm được dùng cả cây tươi hoặc khô để sắc uống. Liều dùng trong ngày khoảng 20g tươi hoặc 5g khô. Dùng ngoài là cả cây tươi giã nát đắp lên chỗ vết thương sưng đau.
Dùng chữa lao phổi, khạc ra máu; thần kinh suy nhược, chán ăn: cây lan gấm 2 – 10g, sắc ngày 1 thang, chia 3 lần uống.
Chữa phổi kết hạch, khạc ra máu và thần kinh suy nhược, kém ăn, ít ngủ, tinh thần suy sụp: Dùng lan gấm 20 – 40g, mạch môn 20g, huyền sâm 20g, ngưu tất 20g, quyết minh tử (sao) 20g, hoài sơn 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Trong dân gian còn dùng cây lan gấm sắc uống chữa đau dạ dày.
Nếu chúng ta vào trang web của nước ngoài và đánh từ khóa Anoectochilus formosanus Hayata (tên khoa học của Lan gấm), chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên khi người Đài Loan đang rao bán Lan Gấm của Việt Nam với giá từ 2.800-4.000 Nhân Dân Tệ (tương đương khoảng 9 – 13 triệu VNĐ) một kilogram tươi.
Tìm hiểu về đánh giá của thế giới đối với tác dụng dược lý của Lan gấm, chúng ta có thể lý giải được tại sao các thương nhân Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc sang tận Việt Nam săn lùng hỏi mua Lan gấm tại các vùng Tây Nguyên trong thời gian vừa qua và có thể “giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg” như một số bài báo đã nêu.
Các kết quả nghiên cứu theo y học hiện đại bởi các nhà khoa học Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc cho biết loài Anoectochilus formosanus có chứa flavonoid và các chất thuộc nhóm butanoid, thành phần chính là kinsenoside. Các chất này có các tác dụng dược lý quí như bảo vệ gan, hạ mỡ máu, hạ đường huyết, an thần, chống co giật, giảm đau, chống viêm, chống lão hóa. Ngoài ra Lan Gấm còn chứa polysaccharide, là thành phần có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng sức khỏe và độ dẻo dai, hỗ trợ phòng chống ung thư.
Bằng sáng chế Mỹ - US 9072770 B2 do Cục sở hữu trí tuệ Hòa Kỳ cấp ghi nhận: “Lan Kim Tuyến Anoectochilus spp. thuộc họ Orchidaceae (họ Lan), trong đó Lan Kim Tuyến Anoectochilus formosanus Hayata được người Đài Loan gọi là “Vua Thảo Dược” vì các tác dụng dược lý đa dạng của nó, các tinh chất có trong cây lan gấm như beta-D-glucopyranosyl-(3R)-hydroxybutanolide, stearic acid, palmitic acid, beta-sitosterol, succinic acid, p-hydroxy benzaldehyde, daucosterol, methyl 4-beta-D-glucopyranosyl-hutanoate, p-hydroxy cinnamic acid and o-hydroxy phenol giúp giảm huyết áp và đường huyết, bảo vệ gan và tăng cường miễn dịch. Do đó, Lan Kim Tuyến Anoectochilus formosanus Hayata thường được dùng như một bài thuốc dân gian để điều trị xơ gan, tiểu đường và bệnh tim mạch.”. Tại Bằng sáng chế này còn liệt kê các nghiên cứu khoa học và bằng sáng chế được cấp bởi các nước Mỹ, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc cho thấy tác dụng dược lý đa dạng của Lan Gấm như bảo vệ gan, chống lại viêm gan cấp tính, giảm đường huyết, giảm lipid, ngừa loãng xương, cải thiện trí nhớ và học tập... Ngoài ra, một Bằng sáng chế tại Mỹ cũng rất đáng quan tâm số US 7033617 B2 công bố năm 2006: “Sử dụng các chất chiết xuất thực vật của Lan Kim Tuyến và các phần dẫn xuất để làm thảo dược, thực phẩm bổ sung, chức năng cho việc phòng ngừa hoặc điều trị các khối u ác tính”.
Có lẽ, sau khi sáng chế khoa học này được công bố, người Nhật Bản, Đài Loan, Trung đã đổ xô sang Việt Nam thu mua ráo riết Lan Gấm của chúng ta. Do khai thác quá mức, loài Anoectochilus formosanus đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam..
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh
Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền