Hoài Sơn còn gọi là Sơn Dược hay là Củ Mài, đây là một loài thường mọc trong rừng, đây là một loại củ mà những người đi rừng ngày xưa thường đào lên để sử dụng trong những ngày đi rừng dài ngày, hoặc những năm tháng vất vả. Hoài Sơn có tên khoa học Rhizoma Dioscoreae persimilis được rửa sạch, thái lát. Để khai thác củ mài rất vất vả, vì loại này là rễ củ, nhưng củ mọc rất sâu dưới lòng đất. Nên việc khai thác dường như là rất khó. Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cây củ mài thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá. Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Củ mài được thu hoạch vào mùa hè – thu, sau khi cây đã lụi.
Nhật Trường Kon Tum cung cấp củ mài chính gốc từ Kon Tum, chất lượng, uy tín. Khởi nghiệp từ năm 2013 chúng tôi chuyên cung cấp thảo dược đặc sản từ vùng đất Tây Nguyên.
Củ mài thường bị làm giả với củ mì củ sắn, trước đây có một loạt bài báo đã vạch trần lấy củ mì để giả với củ mài.
Phân biệt củ mài và khoai mìTheo các lương y, củ mài mặt ngoài nhăn nheo, có sẹo, màu vàng nâu; mặt cắt ngang mịn, trắng; thể chất giòn, dễ bẻ gãy. Vỏ củ mài mỏng hơn củ khoai mì, khi cạo ngứa tay nhưng khi ăn uống không hề hấn gì. Bẻ đôi củ mài sẽ không thấy “dây tim” ở giữa như khoai mì, có mùi thơm; còn khoai mì không có mùi vị. Củ mài sau khi bào chế thành hoài sơn rất giòn, nhiều bột, màu trắng tinh; trong khi khoai mì làm giả hoài sơn mềm hơn, ít bột, màu trắng ngà.
Trong Đông Y Hoài Sơn có vị ngọt hơi đắng, tình bình vào kinh tỳ, phế, thân và vị. Đây là một vị thảo dược dùng kết hợp trong một bài thuốc, có tác dụng ích khí dưỡng âm, kiện tỳ, bổ phế thận, sinh tân.
Trong Y Học Cổ Truyền dùng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ, đái tháo đường, bổ thận, đau lưng, hoa mắt, chóng mặt. Dùng từ 12-63g.
Trong củ mài có chứa khoảng 63.25% tinh bột, 0.45% lipid, 6.75% protein và 2 – 2.8% chất nhầy. Ngoài ra, củ mài có dioscin, allantoin, saponin có nhân sterol, cholin cùng các axit amin, các men oxy hóa, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Ngoài ra có thể chế biến món tiềm thuốc bắc (cho khoảng 4-6 người dùng)Món tiềm thuốc Bắc phù hợp nhiều người, đặc biệt là người suy nhược, thiếu máu, sau điều trị bệnh, phụ nữ sau sinh.
Món này cũng tốt cho người làm việc trí óc căng thẳng, cần bồi bổ sau thời gian làm việc, học hành quá sức. Đây là món ăn có nguồn gốc từ ẩm thực Trung Hoa cổ đại.
Theo y học cổ truyền, món tiềm giúp tăng cường khí lực, bổ máu, tăng sinh hồng cầu, sáng mắt, đẹp da, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa, kích thích tiêu hóa... Tuy có tính bổ dưỡng cao nhưng món tiềm không làm tăng cân ngoài ý muốn vì tỷ lệ bột đường khá thấp. Mỗi tuần có thể ăn 1-2 lần. Người ăn chay trường càng cần sử dụng thường xuyên hơn.
Nguyên liệuNguyên liệu tiềm cho người ăn mặn: một con gà/vịt/giò lợn..., trọng lượng khoảng 1-1,2 kg.
Nguyên liệu tiềm cho người ăn chay: 300 g nấm đông cô (hoặc nấm đùi gà), 100-200 g tàu hũ ky, 2-4 miếng đậu hũ chiên.
Thang thuốc tiềm: Thục địa 15 g, đẳng sâm (sâm dây kon tum) 12 g, đương quy 12 g, hoàng kỳ 12 g, liên nhục 12 g, hoài sơn 15 g, ý dĩ 15 g, kỷ tử 8 g, đại táo 12 g, trần bì 4 g.
Gia vị: muối, gừng, tiêu, nước tương.
Hoài Sơn còn được sử dụng để nấu cháo, bồi bổ cơ thể và đặc biệt những chứng liên quan đường tiêu hóa. Củ mài thường được sử dụng như một loại nguyên liệu để chế biến các món ăn hàng ngày như: luộc, xào, nấu canh, nấu cháo. Đặc biệt, cháo củ mài không chỉ là một món ăn ngon mà còn rất bổ dưỡng, tận dụng được dược tính của củ mài.
Ngoài ra Sơn Dược hay Hoài Sơn thường được kết hợp với thịt dê để nấu lẫu.
Sơn dược gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, chiên sơ.
Thịt dê rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
Thực hiệnLược 1,5 lít nước hầm dê, đun sôi và cho Súp Nền Thịt Bò Knorr, sơn dược, cà rốt và các gia vị thuốc bắc như xuyên khung, hoàng kỳ, đương quy vào cùng đường phèn, đun sôi. Nêm nếm lại cho vừa ăn vừa ăn.
Sơn dược : Còn có tên gọi khác là hoài sơn hay củ mài. Củ sơn dược tươi thường bán nhiều vào mùa hè, thu, vì đang là mùa vụ. Vào mùa trái vụ thì nên dùng sơn dược khô để giảm giá thành cho món lẩu hoặc sử dụng củ khoai từ
Chú ý: Người có thấp nhiệt thực tà không được dùng.
Mr Trường – Y sĩ Y Học Cổ Truyền