Nhật Trường Kon Tum - Sâm dây (Hồng Đẳng Sâm), Đương Quy, Ngũ Vị Tử, Nấm Lim Xanh

https://nhattruongkontum.com


Người trẻ có nên dùng Sâm? Lợi ích và Tác hại của Sâm?

Dùng Sâm thì Bổ, Bổ là 1 khái niệm của Đông Y, nói Bổ nhưng chưa chắc hiểu rõ về Bổ. Có Câu “hư thì bổ, thực thì tả” áp dụng xuyên suốt trong quá trình bốc thuốc và châm cứu. Sâm là một danh từ chung cho rất nhiều loài thảo dược khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam tại mỗi vùng đều có một cây Sâm, do người dân sử dụng để bồi bổ sức khỏe và đặt tên là Sâm. Có thể kể như Sâm Dây tại Kon Tum tên Đông Y là Đảng Sâm, Sâm Ngọc Linh, Sâm Bố Chính và vô vàn loại Sâm khác nhau mà tôi không thể liệt kê ra hết. 
Người trẻ có nên dùng Sâm? Lợi ích và Tác hại của Sâm?
Dùng Sâm thì Bổ, Bổ là 1 khái niệm của Đông Y, nói Bổ nhưng chưa chắc hiểu rõ về Bổ. Có Câu “hư thì bổ, thực thì tả” áp dụng xuyên suốt trong quá trình bốc thuốc và châm cứu. Sâm là một danh từ chung cho rất nhiều loài thảo dược khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam tại mỗi vùng đều có một cây Sâm, do người dân sử dụng để bồi bổ sức khỏe và đặt tên là Sâm. Có thể kể như Sâm Dây tại Kon Tum tên Đông Y là Đảng Sâm, Sâm Ngọc Linh, Sâm Bố Chính và vô vàn loại Sâm khác nhau mà tôi không thể liệt kê ra hết. 
nguoi tre co nen dung sam loi ich va tac hai cua sam 02
Trong Đông Y biểu tượng chính là Âm Dượng, mọi sự gây mất cân bằng Âm Dương gây nên bệnh tật hay còn gọi “Âm Dương Thất Điều“. Đông Y sử dụng 8 biện pháp cơ bản - "hãn" (làm ra mồ hôi), "thổ" (gây nôn), "hạ" (thông đại tiện), "hòa" (hòa giải), "ôn" (làm ấm), "thanh" (làm mát), "tiêu" (tiêu thức ăn tích trệ), "bổ" (bồi bổ) để khôi phục cân bằng chỉnh thể, hóa giải mâu thuẫn giữa "chính khí" (sức chống bệnh) và "tà khí" (tác nhân gây bệnh). Trong đó phương pháp Bổ là cái dân gian hay sử dụng để nói đến, còn Tả dùng cho chứng thực, Tả là một cách để nói lấy tà khí ra khỏi cơ thể. Nên những thầy thuốc giỏi, thuật Bổ Tả rất quan trọng, lúc châm cứu, Châm Bổ, Châm Tả để không nguy hại cho người bệnh. 
Vì vậy nói đến vấn đề này để hiểu rõ, là người trẻ có nên dùng Sâm hay không, mà tùy thuộc vào thể trạng của người, người ốm đau, suy nhược, lao lực do học hành, làm việc căng thẳng trải qua thời gian, thì lúc này cần Bổ. Dùng Sâm ngoài những vấn đề trị bệnh thì Sâm giúp cho ăn uống tốt, từ đó hồi phục. Cái Hư của Đông Y cũng chính là lý luận đó. Còn người cơ bản nặng nề, thì chăm thể dục, tiết chế việc ăn uống, thì dùng Sâm có dùng cũng chỉ là hạn chế, kết hợp trong vấn đề tăng năng suất công việc, tinh thần thoải mái.
nguoi tre co nen dung sam loi ich va tac hai cua sam 03
Trong một thang thuốc Bổ của Đông Y, ngoài Tứ Chẩn đúng bệnh, thì bài thuốc được bố trí khoa học, theo nguyên tắc Quân Thần Tá Sứ, mỗi vị thảo dược có 1 công dụng riêng, chức năng riêng, tính chất riêng, đi vào Lục Phủ Ngũ Tạng hay dựa vào những đường Kinh Lạc để đánh bệnh. 
Nên những bài thuốc cổ phương: Thập Toàn Đại Bổ, Tứ Quân Tử Thang, Tứ Vật Thang, Lục Vị, Bát vị,…Nhìn thì có vẻ bình thường, nhưng đó là sự sắp xếp khoa học tính chất của Dược Liệu được đúc kết mấy ngàn năm phối hợp với nhau và dựa vào kinh nghiệm của mỗi thầy thuốc Đông Y để làm ra thang thuốc. Nên thường đưa thành phần bài thuốc, nhưng phần lý luận của bài thuốc thì được lược bỏ, vì mang nhiều tính chất chuyên môn hơn.
Nên việc người trẻ thì cơ bản là hoàn toàn bình thường, đặc biệt nhiều người lao lực về việc học hành và công việc, thì chuyện dùng Sâm để hỗ trợ cho sức khỏe là điều tốt. Còn việc trẻ em có nên dùng Sâm không? Trẻ em dùng với lượng nhỏ và không dùng liên tục, ngoài ra quá nhỏ thì không nên dùng, người ta lo lắng rằng việc trẻ em lạm dụng dùng Sâm sẽ gây kích dục sớm. Tại Hàn Quốc người ta vẫn làm ra nhiều dòng sản phẩm cho trẻ em dùng. Thành phần Sâm trong đó sẽ ít hơn so với người trưởng thành, và việc nấu Sâm hầm gà, để ăn bổ dưỡng trong gia đình là chuyện bình thường. 
nguoi tre co nen dung sam loi ich va tac hai cua sam 05
Nên nhiều người quan niệm, còn trẻ dùng Sâm sẽ bị ảnh hưởng sau này, cụ thể ảnh hưởng gì thì không biết? không biết thông tin đó từ đâu, hoàn toàn không có chuyện đó. Cái Bổ của Đông Y như tôi giải thích ở trên. Quan trọng là phải dùng cách, dùng đúng loại thảo dược, chứ không phải dùng cái nào không bổ chiều ngang cũng chiều dọc, tùy từng thể trạng của người mà dùng thích hợp, người huyết áp thấp mà dùng thêm những loại hạ huyết áp thì nguy hiểm. Có người dùng Sâm xong bị xịt máu mũi, nên cái ban đầu tôi chia sẻ “hư thì bổ, thực thì tả” là xuyên xuốt trong quá trình bốc thuốc và châm cứu. Hư chứng (hư nhược, suy yếu) thì mới dùng phương pháp tẩm bổ, thực chứng (dư thừa, ứ đọng) thì không nên tẩm bổ. 
Ngoài ra có rất nhiều trường hợp tuy hư nhưng cũng không dùng thuốc bổ được mà tùy thuộc vào việc chẩn bệnh chính xác. Phụ thuộc rất nhiều thể trạng của người bệnh, như người bị chứng âm hư hỏa vượng, với chứng trạng miệng khô lưỡi táo, hoa mắt chóng mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng giữa ngực nóng, thì phảt dùng những vị Hàn để thanh nhiệt, nếu tiếp tục thuốc bổ có tỉnh Tân Ôn Cay Nóng như Nhân Sâm thì lại càng nặng hơn. Nên lý do người mắc chứng Âm Hư Hỏa Vượng, dùng Nhân Sâm gây xịt máu mũi là vậy, nguy hiểm hơn là gây đột quỵ. 
nguoi tre co nen dung sam loi ich va tac hai cua sam 04
Vậy là trên đây tôi đã chia sẻ một số thông tin về Sâm, cũng như lợi ích và tác hại của Sâm. Quan trọng là dùng đúng, dược là con dao hai lưỡi, dùng đúng thì hết bệnh, dùng sai thì gây họa. Nên việc có chuyên môn Y Cổ Truyền là cần thiết, Nguyên liệu tốt, sử dụng đúng bài, dùng đúng cách, tư vấn đúng bệnh, là có hiệu quả. Mỗi ngày dân tình đi đào ra một cái cây, xong viết ra 1 câu chuyện, 1 công dụng, thần thánh nó lên, trị sinh lý mạnh, chữa ung thư, xong khách hàng mua dùng thì không có hiệu quả như lời đồn, tiếp tục đi kiếm cây khác, vẽ ra 1 câu chuyện khác. Còn người làm Đông Y có câu “Dược vô quý tiện dụng đáng cực thiên” Đừng nói cây thuốc đắc tiền, cây thuốc rẻ tiền mà đúng bệnh thì trị được, “Nhân sâm giết người vô tội, đại hoàng cứu người vô công” Nhân Sâm đắt tiền, dung không đúng cách cũng là họa, Đại hoàng là cây thuốc rẻ tiền, cứu người nhưng không ai biết.
nguoi tre co nen dung sam loi ich va tac hai cua sam 06
Chúng tôi trong con đường hành trình giới thiệu những loại dược liệu của Việt Nam, kế thừa “Nam dược trị Nam Nhân” của Thiền Sư Tuệ Tĩnh. Cây Sâm Dây hay còn gọi là Đảng Sâm, Loài Codonopsis Javanica, được sử dụng phổ biến trong Y Học Cổ Truyền, hay còn gọi là Poor Ginseng, Dịch là Nhân Sâm cho người Nghèo. Ý chỉ là công dụng như Nhân Sâm, nhưng giá thành rẻ hơn. Chứ không phải nghe Nghèo là nó dở. Thực tế thì Đảng Sâm được Trung Quốc dùng phổ biến hơn cả Nhân Sâm. Thang Thuốc Đông Y trong dịch corona, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hồ Bắc công khai Sài hồ 20g, Hoàng cầm 10g, Pháp bán hạ 10g, Đảng sâm 15g, Toàn qua ủy 10g, Cau (tân lang, nhân lang) 10g, Thảo quả 15g, Hậu phác 15g, Tri mẫu 10g, Thược dược 10g, Sinh Cam thảo 10g, Trần bì 10g, Hổ trượng 10g. 
Đảng Sâm được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc cổ phương của Đông Y. 
Thuốc đắt tiền không có nghĩa nó tốt, Mà quan trọng là cách sử dụng sao cho hiệu quả. Nhiều khách tại Nhật Trường Kon Tum sử dụng hàng ngày có hiệu quả, mới thấy cây Sâm Việt Nam và nhiều loại dược liệu tại Việt Nam giá vô cùng rẻ. Trong khi mình sẳn sàng mua vài ký tươi Nhân Sâm mấy triệu đồng, trong khi 1 kg khô Sâm Việt Nam có mấy trăm ngàn. 10 tươi mới ra được 1 khô. Dạng bụt chùa nhà không thiêng.

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây