Đi tới nhiều vùng dược liệu, sáng nở tối tàn, cơ bản ở đây hay nói anh chị ở vùng huyện vùng núi làm gì cũng nghĩ về đầu ra trước khi mở ra làm lớn, có nhỏ làm nhỏ, làm tốt cái nhỏ trước khi nghĩ tới lớn.
Đi tới nhiều vùng dược liệu, sáng nở tối tàn, cơ bản ở đây hay nói anh chị ở vùng huyện vùng núi làm gì cũng nghĩ về đầu ra trước khi mở ra làm lớn, có nhỏ làm nhỏ, làm tốt cái nhỏ trước khi nghĩ tới lớn.
Ban đầu hợp tác nhìn thì có vẻ có lợi, nhưng về sau là cây giống, thuốc đi kèm và những hứa hẹn đầu ra,…Mấy nay đi gặp mấy anh chị vùng dược liệu than không có đầu ra, nơi thì dẹp thanh lý, có một công thức chung, có thầy ở sài gòn ra bao tiêu đầu ra, cuối cùng dụ mua máy móc công nghệ từ sấy tới chưng cất,..
Nhiều cây thuốc nam triển khai trồng, và kể cả cây di thực về rất tốt. Nhưng sự thật dùng hàng giá rẻ từ trung quốc người dân họ vẫn thích hơn, đôi khi giá rẻ hơn cả 2/3. Nhìn thì không biết còn chất nhiêu, nhưng giống hình thức mà giá rẻ là ok, 100k thì cây việt nam ra phải 250 tới 300. Dẫn tới đầu ra dường như rất khó khăn.
Bữa ngồi ăn cơm với Thầy tôi, ông có khoảng 40 héc đất ở Măng Đen, toàn người lại hỏi nói không nên trồng cây này cây kia, trồng cây này mới giàu, ổng chỉ nói nhẹ, tôi cho ông mượn hẳn chục héc đất, không tính tiền, máy múc cho mượn luôn, ông nhảy vào trồng trước đi rồi nói chuyện.
Đi qua một thời gian là đóng xưởng và thanh lý hết máy móc, đất trồng trở nên hoang hóa, kèm theo khoản nợ cho người còn lại
Tác giả bài viết: Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền
Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum
Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào.
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền