Gạo Lứt, Gạo của Thượng Đế ban tặng cho con người

Thứ hai - 09/10/2017 15:59
“Trước mắt bạn đã phơi bày một phương pháp đủ đảm bảo cho bạn một sức khỏe căn bản, một niềm hạnh phúc thật sự chẳng tốn kém gì, chẳng phiền lụy ai. Thế tại sao bạn còn chần chờ không chịu thực hành ngay phương pháp này chứ?” – G. OhSawa
Y Học hay Đức Tin là một câu tiêu đề tôi rất thích trong sách Ohsawa
Y Học hay Đức Tin là một câu tiêu đề tôi rất thích trong sách Ohsawa

“Trước mắt bạn đã phơi bày một phương pháp đủ đảm bảo cho bạn một sức khỏe căn bản, một niềm hạnh phúc thật sự chẳng tốn kém gì, chẳng phiền lụy ai. Thế tại sao bạn còn chần chờ không chịu thực hành ngay phương pháp này chứ?” – G. OhSawa

Từ thuở khai thiên lập địa, các nền văn minh trên thế giới đều có một loại thảo mộc cung cấp thực phẩm làm nồng cốt chính. Hay còn gọi nền văn minh lúa nước, Người Ai Cập cổ đại trồng lúa mì và lúa mạch, và một số loại ngũ cốc khác. Người Phương Đông gắn với cây lúa, hạt gạo. Tích xưa kể Lạc Long Quân đã dạy cho dân Việt cách trồng cây lúa, làm nhà sàn để chống thú dữ còn lưu truyền đến ngày nay. Các dân tộc Phương Đông, nhất là người Hoa và người Nhật, người Ấn, người Việt vốn ăn thảo mộc từ mấy nghìn năm nay. Người Nhật tôn thờ Nữ thần Nông Nghiệp Toyouke, người Việt thì có tục thờ cúng Thần Nông, chúng ta đã dùng hạt gạo ngàn năm qua.
 

lạc long quân hướng dẫn trồng lúa

Vậy gạo lứt là gì, khác gạo ta đang ăn hằng ngày như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về Thực Dưỡng tôi cũng thắc mắc đó là gạo gì, phải chăng đây là một giống gạo khác có tên là Gạo Lứt? Nhưng không Gạo lứt là Gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu và còn giữ nguyên mầm và 7 lớp cám, nên khi ăn gạo lứt có một lớp màng rất dày, nhưng dần dần người ta muốn trở nên dễ ăn, khoái khẩu, cám chỉ cho lợn ăn, tấm thì một thời gian cũng không dùng, chỉ dùng gạo để giã xát thật trắng, chỉ còn cái bã, từ đó nó đã mất đi rất nhiều chất và dẫn đến ăn gạo trắng không thể Quân Bình Âm Dương. Khoa học hiện đại qua nghiên cứu cũng cho thấy gạo đã xát trắng mất hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết, ăn vào cơ thể dễ sinh bệnh và thật vô lý khi chúng ta đã chi tiền ra để xát gạo nhưng lại để đánh mất hết thành phần chất của gạo lứt. Có phải tự Tham thực mà cực thân không?
 

Gạo Lứt Gạo của Thượng Đế ban tặng cho con người

Đến bây giờ các nhà khoa học đã nghiên cứu Trong gạo lứt bao gồm những chất như sau: (Có thể hơn vì chúng ta vẫn không khám phá hết kiến thức của nhân loại)
Chất bột phức hợp (Complex Carbohydrate): Tạo năng lượng trực tiếp và đều đặn, điều hòa sự chuyển hóa chất đạm và chất béo; phòng chống bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch.
Chất đạm: Đạm của gạo lứt dễ tiêu (có giá trị sinh học cao) và có đủ các axít amin cần cho sự tạo hình của cơ thể, tạo ra tế bào mới bù đắp những chỗ hao mòn và tạo ra các phân tử không thể thiếu trong các quá trình sinh hóa cơ thể
- Chất béo (Dầu cám): giữ các mạch máu được mềm mại, khử chuỗi cholesteron xấu, chống huyết áp cao và xơ cứng động mạch. Ngoài ra, trong dầu cám có axit linoleic cần cho sự phát triển và tái tạo các tế bào, chống mất nước và ngừa phóng xạ.
- Chất xơ: hỗ trợ tiêu hóa và phối hợp với các vị khuẩn có lợi ở ruột sản xuất sinh tố B1 và B12 (sinh tô B12 tham gia các quá trình sinh hóa trong cơ thể, tạo máu và chữa trị các biến loạn của thương tổn thần kinh)
- Sinh tố B1: chống tê phù và táo bón: ổn đinh tâm thần kinh, chống stress.
- Sinh tố B2: làm đẹp da, ngừa các chứng viêm miệng, môi, lưỡi và khô mắt (vảy cá)
- Sinh tố B3: ngừa bệnh Pellagra (viêm da kèm tiêu chảy, mất trí) chữa chứng tâm thần phân liệt
- Sinh tố B6: dồi dào trong mầm gạo, chống viêm da.
- Axit pantotenic: tăng cường vỏ não, phòng chống loét dạ dày, thiếu máu, thấp khớp, u bướu ác tính.
- Axit paraaminobenzoic: thông hô hấp, tiêu đờm, chữa hen suyễn
… Và còn rất nhiều chất đã tìm ra và chưa tìm ra mà tôi không tiện liệt kê ra hết ở đây
 

Gạo Lứt, Gạo của Thượng Đế ban tặng cho con người 1

Vậy gạo lứt có phải thần dược trị bách bệnh?

Nói ra thì mọi người hiểu gạo lứt nó quen thuộc với chúng ta thế nào rồi đấy, đơn giản là gạo đã xay lớp cám. Nhiều người quảng cáo đây là thần dược trị bách bệnh, nhưng về vấn đề theo thuyết Âm Dương cơ bản nó xuất phát từ Đạo Giáo và ông Ohsawa đã áp dụng để giải thích toàn bộ quá trình trị bệnh của mình khi dùng phương pháp Thực Dưỡng mà gạo lứt là nồng cốt chính.

Ông cho rằng, gạo lứt khi vào cơ thể nó sẽ giúp quân bình Âm Dương, người Quá Dương hay Quá Âm thì sẽ cân bằng lại. Khi theo Đông Y hoặc dùng những phương pháp cổ xưa chúng ta phải có Đức Tin chứ không phải sự việc thấy bằng mắt thường thì mới tin là nó có. Sóng radio, sóng điện thoại chúng ta có thấy đâu và rất nhiều thứ khác, chỉ khi có một vật hoạt động bởi sóng đó thì quý vị mới tin là nó có.
 

Gạo Lứt, Gạo của Thượng Đế ban tặng cho con người 2

Theo tôi hiểu thì vì Gạo Lứt bao gồm nhiều chất kể trên như vậy, con người tôi tin là một cổ máy phức tạp của Thượng Đế tạo ra, những chất từ loại gạo Lứt giúp cơ thể cân bằng, nuôi sống tế bào và lục phủ ngũ tạng hoạt động bình thường. Chỉ thiếu một chất được xem cơ thể có vấn đề.

Chúng ta sẽ bàn thêm những chuyện này vào những bài viết sau, Gạo Lứt đáp ứng những gì cơ thể cần và giúp cơ thể hoạt động bình thường và lúc này mọi bệnh tật từ thân thể sẽ chính do cơ thể chúng ta tự chữa bệnh, gạo Lứt là trung gian để cân bằng cơ thể lại, nói như Ohsawa đó chính là cân bằng giữa Âm và Dương.  Nguyên lý Vô Song, chữa bệnh từ gốc rễ được Ngài Ohsawa nói liên tục trong những bài giảng và sách vở của ông sau này đều hợp lý với nguyên lý Âm Dương Ngũ Hành của Đạo Giáo và chúng ta cần một Đức Tin, một tinh thần thoải mái để tật bệnh tiêu trừ.

Ngày nay phương pháp chữa bệnh Thực Dưỡng của ông Ohsawa đã được Y Học Hiện Đại xem như thành phần cốt yếu để chữa trị. Kì diệu thay những bệnh tật nan y đều bị tiêu trừ.

Tôi sẽ viết thêm những gì mà tôi nghĩ và cảm nhận được trong quá trình thực hành vào những bài viết sau liên quan, cảm ơn quý vị đã xem

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Y Sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền
 Từ khóa: Gạo Lứt

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây