Đạo “Quân” “Thần” trong bài thuốc Cổ Phương Đông Y 

Thứ tư - 22/01/2020 15:38
Vào một tiệm thuốc Đông Y, chúng ta thường thấy Lương Y, Y, Bác Sỹ Đông Y thường dùng đủ loại cây lá cành,…cho rằng bốc thuốc theo cảm tính, nhưng thực tế thì không phải vậy. Mà việc xây dựng bài thuốc khoa học và đúng theo nguyên tắc của Đông Y. Gọi là Phương Tễ, các bài thuốc y học cổ truyền được kết hợp với nhau theo lý luận của đông y nhằm mục đích chữa những bệnh nhất định, trong đó Đạo Quân Thần Tá Sứ được xem là một trong lý luận của Đông Y khi bốc thuốc. Mỗi vị dược liệu được phân theo loại rất khoa học và nhất quán, từ đó xây dựng thành một bài thuốc, kết hợp và phối hợp để trị bệnh. 
Đạo “Quân” “Thần” trong bài thuốc Cổ Phương Đông Y 
Đạo “Quân” “Thần” trong bài thuốc Cổ Phương Đông Y 
Ngày nay khi tri thức được tiếp cận từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, Đông Y không chỉ biết đến ở những trang sách cũ kỹ hay những bí ẩn như trước mà đã được dịch ở những văn phạm dễ hiểu, dễ học với nhiều người có đam mê. Từ đó Đông Y được rất nhiều người ứng dụng và có nhiều hiệu quả từ phương pháp chữa bệnh Đông Y. 
Vào một tiệm thuốc Đông Y, chúng ta thường thấy Lương Y, Y, Bác Sỹ Đông Y thường dùng đủ loại cây lá cành,…cho rằng bốc thuốc theo cảm tính, nhưng thực tế thì không phải vậy. Mà việc xây dựng bài thuốc khoa học và đúng theo nguyên tắc của Đông Y. Gọi là Phương Tễ, các bài thuốc y học cổ truyền được kết hợp với nhau theo lý luận của đông y nhằm mục đích chữa những bệnh nhất định, trong đó Đạo Quân Thần Tá Sứ được xem là một trong lý luận của Đông Y khi bốc thuốc. Mỗi vị dược liệu được phân theo loại rất khoa học và nhất quán, từ đó xây dựng thành một bài thuốc, kết hợp và phối hợp để trị bệnh. 
quan than ta su dong y 04
Bốc thuốc cũng như đánh bệnh, mà đánh bệnh thì cần một đội quân, trong một đội quân có 4 nhân tố Quân Thần Tá Sứ, để chỉ ra những chức năng quan trọng của từng vị dược liệu khác nhau theo đúng phương pháp và phân loại trong Đông Y. Giờ đây lướt các mạng xã hội thấy vị thuốc này bổ thận, tráng dương, vị kia trị ung thư, thực sự không phải đó là Đông Y. Những vị thuốc phối hợp với nhau theo những quy tắc, với một trật tự rất nghiêm ngặt và đúng tính chất của từng vị dược liệu, trong đó có chủ, có thứ, có chính, có phụ, giống như vai trò của ông vua cùng với các chức quan, trong một vương quốc thời xưa. Cách phối hợp các vị thuốc như vậy gọi là “phối ngũ”.
1. Quân – quân dược, còn thường gọi là “chủ dược”
Khi bốc thuốc, thầy thuốc Y Cổ Truyền sẽ xác định thành phần nào là quan trọng trong bài thuốc, được hiểu là thành phần chính của bài thuốc, vai trò là Vua hay Quân Vương, tùy một bài thuốc có 1 vị quân dược hoặc nhiều quân dược, vào kinh nghiệm của thầy thuốc, kết hợp các quân dược cũng phải chặt chẽ không phản tác dụng của nhau mà phối hợp để thuốc trị đúng bệnh. Nên có thầy thuốc được xem là mát tay, bốc bệnh đâu hết đó, không phải vì tay vị thầy thuốc đó “mát” hơn vị khác, mà hiểu được rõ tính chất của các vị thuốc, sau khi Tứ Chẩn.
2. Thần – Thần dược, còn gọi là “phụ dược”
Sau khi xác định vị thuốc chính của bài thuốc, thì thầy thuốc tiếp tục xác định những vị phụ dược, là những vị thuốc có tác dụng hỗ trợ cho vị thuốc chính để đánh bệnh, vị phụ dược này có bài thuốc có cũng có bài thuốc không, có nhiều bài thuốc phức tạp thì rất nhiều Thần Dược, Thần Dược có thể xem là tể tướng của Quân Vương. 
3. Tá – tá dược
Là vị thuốc có tính hỗ trợ trong bài thuốc, có thể sẽ cho lượng ít hơn và có tác dụng hỗ trợ cho một Quân và Tá Dược, trong Tá Dược thầy thuốc sẽ xem về tính chất để tang tác dụng của Quân và Thần. Ngoài ra Tá Dược một số bài thuốc có tác dụng tiêu trừ hoặc giảm độc tính, tác dụng phụ của Quân và Thần Dược.
quan than ta su dong y 03
4. Sứ – sứ dược
Nói đến Sứ dược, đây là một vị tuy được xếp sau cùng nhưng quan trọng không kém, Sứ được xem là Sứ Thần, quan Sứ truyền đạt mệnh lệnh triều đình, trong Đông Y Sứ Dược được xem là một vị dẫn thuốc, đưa thuốc đến ổ Bệnh. Một trong những lý luận quan trọng của Đông Y là đường Kinh Lạc, là đường khí huyết vận hành trong cơ thể, đường chính của nó gọi là kinh, nhánh của nó gọi là lạc, kinh với lạc liên kết đan xen ngang dọc, liên thông trên dưới trong ngoài, là cái lưới liên lạc toàn thân. Từ đó những vị thuốc đi theo những đường kinh lạc này. Nên Sứ Dược được xem là một vị dẫn thuốc, Sứ dược dùng phổ biến nhất trong các thang thuốc là Cam Thảo. Cam thảo thường được chọn làm sứ dược vì nó dẫn vào 12 đường kinh, hay gọi thông hành 12 kinh, kinh lạc ứ tắc, khí huyết không thông, Tất cả các căn bệnh đều do kinh lạc bất thường gây ra, một khi kinh lạc được thông suốt, sức khỏe sẽ hồi phục. 
quan than ta su dong y 05
Khi bốc thuốc, những thầy thuốc thường sẽ tham vấn những bài thuốc Đông Y hay còn gọi Bài Thuốc Cổ Phương, những bài thuốc này được liệt kê và giải thích cặn kẽ về Quân Thần Tá Sứ, nhưng cũng tùy vào kinh nghiệm vào thể trạng của người bệnh mà có cách bốc thuốc và dung dược khác nhau, nên đôi khi có đủ 4 thành phần, nhưng đôi khi có những bài thuốc chỉ có một thành phần là Độc Sâm Thang, có một vị Nhân Sâm. Nên không phải bốc nhiều vị là hay, mà cái cuối cùng quan trọng là kết quả và tình hình bệnh mà cho thuốc cho đúng. Có nhiều cách bốc thuốc khác nhau, có thể là Quân Thần Tá Sứ, hoặc theo Âm Dương Lục Vị Bát Vị, Khí và Huyết, Tứ Tượng, Bát Quát…nên đó là chỉ một cơ sở lý luận của Đông Y mà người học Y nghiên cứu và tìm hiểu. 
tu quan tu thang kien ty ich khi thang 01
Tứ Quân Tử Thang - Kiện Tỳ Ích Khí Thang
Cấu trúc bài thuốc:
- Nhân Sâm hoặc Đẳng Sâm 12g
- Phục Linh 12g
- Bạch truật 12g
- Cam Thảo (Chích) 8g - cam thảo sao chín hoặc nướng chín
Cách dùng: Tán mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-12g hoặc sắc uống
Tác dụng: Kiện tỳ ích khí hòa trung
Chỉ định: 
Tỳ vị khí hư:
Người gày, ăn ít, chân tay mỏi yếu có thể ỉa phân nát – sống, mạch nhược
Phân tích bài thuốc: Bài này trên lâm sàng rất hay dùng nhất là cho nam giới, đồng thời cũng là bài thuốc chủ yếu để bổ khí hoặc kiện tỳ ích khí. Trong Đó Nhân Sâm – Đẳng Sâm (Sâm Dây) bổ khí, bổ chân khí (nguyên khí) bổ 5 tạng có tính cam ôn nên còn kiện tỳ dưỡng vị là Quân.
Bạch truật khổ ôn để kiện tỳ vận thấp (hóa thấp) phối hợp với nhau để bổ khí kiện tỳ là Thần
Phục Linh cam đạm để thẩm thấp kiện tỳ giúp Bạch Truật tăng tác dụng kiện tỳ hóa thấp là
Cam Thảo chích tính cam ôn cũng là bổ khí hòa trung đưa thuốc vào tỳ và làm chức năng điều hòa các vị thuốc giúp Sâm ích khí và hòa trung là Sứ.
Cho nên bài thuốc này bổ khí kiện tỳ mà không gây thấp trệ tăng lên, cơ thể khỏe hơn. Bốn vị này có tính hòa hoãn dễ uống đều làm ăn ngon bổ khí nên gọi là Tứ quân tử. 
- Bài này vừa bổ khí hòa trung, vừa kiện tỳ trừ thấp. Tùy theo mối quan hệ nhân quả của 2 tác dụng của bài này mà dùng. Nhưng tỳ vị chủ hậu thiên là nguồn sinh hóa ra khí huyết cho nên nếu khí hư vẫn phải kiện tỳ còn bổ khí hòa trung là hỗ trợ. Hai vấn đề này rất quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau, không thể bỏ. 
Đông Y là một ngành khoa học, cuộc sống càng ngày càng hiện đại, nhưng không vì thế mà nhiều người bỏ đi những giá trị cổ xưa, hiện nay nhiều người trẻ tìm đến nhiều phương pháp dưỡng sinh vì sức khỏe, vì cân bằng giữa các yếu tố công việc và đời sống. Trên đây là chia sẻ của tôi về Quân Thần Tá Sứ trong Đông Y một cách dễ hiểu.

Tác giả bài viết: Mr Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn tin: Nhật Trường Kon Tum:

Chú ý: Tất cả thông tin trên website chỉ mang tính chất tham khảo, nghiên cứu. Không có liên quan việc chữa bệnh hay bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào. 
Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn Nhật Trường Kon Tum - www.nhattruongkontum.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây